Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Thu hoi dat can minh bach

Chính quyền Hải Phòng nói gì về vụ cưỡng chế Chính quyền Hải Phòng nói gì về vụ cưỡng chế Nghi can nã súng làm 6 chiến sĩ trọng thương khai gì? Khởi tố vụ án nổ súng tại Hải Phòng

Thu hoi dat can minh bach

Từ vụ việc chống lại người thi hành công vụ tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng phóng viên Đài TNVN có trao đổi với Giáo sư Đặng Hùng Võ và Luật sư Trần Đình Triển về những vấn đề có liên quan đến luật đất đai và phương pháp cưỡng chế khi thu hồi đất.

PV: Thưa Giáo sư Đặng Hùng Võ, khi nghe thông tin về vụ chống người thi hành công vụ ở Tiên Lãng Hải Phòng, thật đáng vụ việc đáng tiếc đã xảy ra, cá nhân ông suy nghĩ như thế nào về vụ việc này?

Giáo sư Đặng Hùng Võ: Đây là vụ việc rất đáng tiếc, diễn ra ở trạng thái gay gắt. Nó không xảy ra thì tốt hơn. Dù sao, việc xảy ra cũng là thực tế, buộc chúng ta phải nhìn lại những quy định của pháp luật hiện nay. Nhìn lại những vấn đề về thực thi pháp luật của địa phương. Nhìn vào những vấn đề đất đai với nông dân, đó là vấn đề lớn trong chính sách của Đảng cũng như Nhà nước ta. Kể từ khi chúng ta thực hiện công cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc thì khẩu hiệu "người cày có ruộng" vẫn luôn luôn đi cùng với chúng ta. Cho đến ngày nay khẩu hiệu này vẫn còn có giá trị.

PV: Thưa ông nguồn gốc của sự việc có xuất phát từ kẻ hở trong chính sách cũng như luật pháp hay không?

Giáo sư Đặng Hùng Võ: Luật đất đai năm 1993 đã tạo ra khung trong việc giao đất cho người nông dân với thời hạn sử dụng là 20 với đất trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Với các loại đất nông nghiệp khác là đất nông nghiệp cho các hộ gia đình là 50 năm. Khi hết thời hạn xử lý thế nào thì luật đất đai năm 1993 đưa ra hành lang pháp lý này cũng nói rằng: hết thời hạn mà những người đang sử dụng đất ổn định, có hiệu quả thì tiếp tục được gia hạn. Đến luật năm 2003 thì câu chuyện này được chính xác hóa thêm một bước rất cao.

Cụ thể là trong nghị định 181 thì đã đưa ra: hết thời hạn sử dụng đất đối với các loại đất nông nghiệp mà giao cho các hộ cá nhân thì được tiếp tục sử dụng trừ 4 trường hợp mà có quyết định thu hồi đất của Nhà nước. Trong đó có trường hợp 1: khi thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Trường hợp 2: người nông dân vượt quá quy định cụ thể là 12 tháng với đất sản xuất trồng cây hàng năm; 18 tháng với đất trồng cây lâu năm và 24 tháng với đất rừng sản xuất thì thu hồi. Trường hợp 3: người sử dụng đất không có người thừa kế. Thứ 4: người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất. Như vậy, 4 trường hợp này không có trường hợp nào là trường hợp hết hạn, luật 2003 vẫn tôn trọng trên tinh thần người nông dân vẫn sử dụng đất có hiệu quả, khai thác đất tốt thì chúng ta không thu hồi lại.

Như vậy, chúng ta phải xử lý khung pháp luật như thế nào cho triệt để, đầy đủ mọi góc độ, khía cạnh, trường hợp. Đây là việc mà luật đất đai mới sẽ được quốc hội thông qua trước năm 2013 cần phải giải quyết cho triệt để. Trong 2012 cũng sẽ có những thảo luận về những vấn đề có liên quan đến xây dựng khung pháp lý này. Hay nói cách khác là để người nông dân tiếp cận với đất đai như thế nào cho hiệu quả đối với đất nước cũng như với đời sống của từng hộ gia đình.

PV: Luật pháp có quy định việc thu hồi đất, như vậy khi việc bù tài sản trên đất được quy đinh như thế nào?

Giáo sư Đặng Hùng Võ: Hiện nay pháp luật cũng quy định rất rõ ràng với những người đang sử dụng đất mà nhà nước thu hồi thì phải thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ. Nếu là đất ở thì là tái định cư. Quy tắc đó thì hiện nay chúng ta có quy định rõ ràng. Còn đối với trường hợp người nông dân đã bỏ công sức xây dựng với việc nuôi trồng thủy sản, thì tôi cho rằng công sức của người nông dân rất lớn. Cũng phải đắp đê chắn sóng, trồng cây phòng hộ… thì khi phải lấy đất vì mục đích của Nhà nước thì chắc chắn phải bồi thường. Hơn nữa, chính phủ đã có chủ trương rất lớn về việc sử dụng đất hoang hóa, đất bãi bồi ven sông, ven biển để đưa vào sử dụng. Đây là chủ trương rất lớn, thủ tướng chính phủ đã có quyết định 773 năm 1994. Trong đó, động viên mọi lực lượng làm việc này sao cho có hiệu quả để sớm đưa đất hoang hóa vào sử dụng tạo ra kinh tế cho đất nước. Nhà nước còn có những ưu đãi về vốn từ ngân sách nhà nước cho những người tham gia vào. Vậy với những người tham gia vào mà không sử dụng ngân sách nhà nước thì đấy là điều rất đáng hoan nghênh. Các địa phương mà cũng làm tốt được việc này thì chắc chắn quỹ đất đưa vào sử dụng sẽ tốt hơn rất nhiều.

PV: Có một thực tế hiện nay nhiều người nông dân đang lo lăng khi năm 2013 là thời điểm 20 năm giao đất đã hết, Vậy theo ông việc giao đất tổng thể tiếp theo sẽ như thế nào?

Giáo sư Đặng Hùng Võ: Hiện nay chúng ta đang có 2 luồng quan điểm về việc giao quyền sử dụng đất tiếp theo. Có 1 là rất mong muốn hết thời hạn thì phải xử lý chia lại đất đai. Vì có nhiều người sử dụng đất bị đảo lộn thì xu hướng tốt nhất để đảm bảo công bằng thì chúng ta phải chia lại. Xu hướng nữa là tạo ổn định trong sử dụng đất thì chúng ta không nên điều tiết bằng công cụ hành chính nữa mà chúng ta nên tiếp tục kéo dài thời hạn ra. Thậm chí có ý kiến là bỏ thời hạn để tạo ổn định cho người nông dân để họ đầu tư khoa học, thủy lợi… những thứ người ta yên tâm bỏ tiền ra đầu tư nếu như biết được sử dụng đất lâu dài. Cho đến hiện nay thì 2 luồng ý kiến này vẫn là 50/50, chính vì vậy rất khó quyết định.

Một trong những việc đặt ra trong việc xây dựng luật đất đai mới lần này Quốc hội sẽ phải thông qua. Dù luật đất đai cũ cũng đã có những quy định cụ thể nhưng về lâu dài thì vẫn phải quyết ở luật đất đai mới. Tôi hy vọng chúng ta sẽ đưa được những giải pháp thỏa đáng. Điều quan trọng hơn là chúng ta phải thực thi pháp luật ở địa phương. Chúng ta đã quan tâm đến việc này rất nhiều nhưng chúng ta vẫn chưa có những biện pháp cụ thể trong thực tế. Phải nâng cao chức năng kiểm tra của cơ quan hành chính với cơ quan cấp dưới và sự giám sát của các cơ quan dân từ với cơ quan hành chính. Chúng ta cần phải đẩy mạnh hơn nữa cơ chế này sao cho việc thực thi pháp luật được tốt.

** Trong vụ cưỡng chế ở Tiên lãng Hải Phòng vừa rồi, góc độ là Luật sư-Luật Sư Trần Đình triển cho rằng:

Qua vụ việc này chúng ta cần phải xem xét, gấp rút xem xét để sửa đổi luật đất đai. Hiện nay luật đất đai trao quyền quá lớn cho chính quyền cấp huyện và cấp tỉnh. Về mặt nguyên lý, đất đai là tài sản vô giá của quốc gia và chúng ta trao quyền cho ủy ban hành chính cấp quận, huyện và của tỉnh quá lớn. Với tư cách luật sư, tôi tham gia những vụ việc lấy đất của dân làm những công trình công cộng như đường xá, công trình thủy lợi, bệnh viện, trường học hay những công trình vì an ninh quốc gia thì dân rất phấn khởi. Thậm chí thiệt hại họ cũng chấp nhận để Nhà nước làm những công trình đó.

Như tổng kết vừa qua của thanh tra, tôi thấy khoảng trên 70% khiếu nại trong năm vừa qua là vào đất đai. Vấn đề của xã hội mà luật pháp là điều chỉnh quan hệ xã hội. mà nó có những vướng mắc, tạo nên mâu thuẫn thì Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh.

Khi giải phóng mặt bằng mà đối với những dự án công trình công cộng, an ninh quốc gia thì chúng ta sử dụng lực lượng công an và quân đội để chấp hành. Thì việc sử dụng lực lượng nào để thực hiện giải tỏa cũng cần có sự cương quyết. Nhưng có những trường hợp thu hồi giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp hay cá nhân, công an cũng sử dụng lực quân đội. Như vậy là quá lạm dụng. Mà lạm dụng như vậy sẽ gây nên sự mâu thuẫn giữa những người dân với cơ quan chính quyền.

Như vậy, khi giải phóng mặt bằng, sử dụng bộ máy chính quyền, lực lượng Quân đội, Công an cưỡng chế thu hồi đất vì lợi ích công cộng và an ninh quốc phòng. Còn doanh nghiệp và những cá nhân khác, tự họ phải thỏa thuận với những người có đất và trên nguyên tắc. Chúng ta không nên lạm dụng bộ máy chính quyền để thu hồi đất của người này cho người khác, của người dân cho doanh nghiệp để kinh doanh./.


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét