Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Cuu chien binh Nguyen Thai Ky da duoc cap giay chung nhan quyen su dung dat

QĐND - Báo Quân đội nhân dân số ra các ngày: 3-6-2011, 24-7-2011 và 30-7-2011 có loạt bài điều tra về những sai phạm xung quanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho CCB Nguyễn Thái Kỷ và hộ nghèo Trần Minh Châu, cùng trú tại thôn Gia Chiểu 2, thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân (Bình Định). Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tỏ ra hết sức bức xúc trước tình trạng "nhiều dự án không cân đối được quỹ đất tái định cư mà cứ hô xung phong giải tỏa, còn dân đi đâu thì không cần biết"! Honda - hãng sản xuất xe máy hàng đầu thế giới - vừa cho ra mắt Dream Yuga, mẫu xe máy rẻ nhất tại thị trường Ấn Độ.

CCB Nguyễn Thái Kỷ đã được cấp sổ đỏ, nhưng vẫn không đúng Luật Đất đai 2003. Ảnh: KIỀU BÌNH

Sau khi tiếp nhận thông tin Báo Quân đội nhân dân phản ánh và tiến hành kiểm tra trên thực tế, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo UBND huyện Hoài Ân thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân theo quy định của Luật Đất đai năm 2003.

Ngày 17-1-2012, UBND huyện Hoài Ân đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo Trần Minh Châu với tổng diện tích 802,4m2 (trong đó có 700m2 đất ở và 102,4m2 đất trồng cây lâu năm). Tiếp đó, ngày 16-5-2012, UBND huyện Hoài Ân tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 425,1m2 đất (trong đó có 200m2 đất ở và 225,1m2 đất trồng cây lâu năm) cho CCB Nguyễn Thái Kỷ. Như vậy, UBND huyện Hoài Ân đã tiếp thu phê bình và bước đầu sửa sai.

Tuy nhiên, việc UBND huyện Hoài Ân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo Trần Minh Châu và CCB Nguyễn Thái Kỷ gồm có đất ở và đất trồng cây lâu năm như trên vẫn chưa đúng theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. Bởi, các thửa đất của hộ nghèo Trần Minh Châu và CCB Nguyễn Thái Kỷ sử dụng có đủ điều kiện để được công nhận toàn bộ diện tích là đất ở. Cụ thể Khoản 2, Điều 45 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định: "Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18-12-1980 mà trong hồ sơ địa chính hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật Đất đai".

KIỀU BÌNH ĐỊNH


>> Đà Nẵng chọn đầu rồng thời Lý cho cầu Rồng

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: "Cứ hô xung phong giải tỏa, còn dân đi đâu không cần biết. Thiếu hàng ngàn lô đất bố trí TĐC cho dân nhưng vẫn cứ tỉnh queo, không ai chịu trách nhiệm cá nhân!" - Ảnh: HC

Dân của mình thì mình phải lo!

Sáng 17/5, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo UBND TP và các cơ quan hữu quan để tổng rà soát công tác giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư (TĐC) đang nổi lên khá bức xúc trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn vốn có hàng loạt dự án của TP và các nhà đầu tư đang triển khai.

Trước đó, sáng 16/5, tại cuộc họp của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch TP, ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn báo cáo, hiện quận này còn thiếu đến 2.970 lô đất bố trí TĐC cho các hộ dân thuộc diện di dời, giải tỏa để triển khai các dự án khu đô thị FPT, dự án làng quê sông nước, dự án làng quê sông nước mở rộng và khu dân cư Đông Hải.

Theo ông Nguyễn Bá Thanh, về nguyên tắc, khi giải tỏa khu vực này phải tính toán đất TĐC cho dân ở khu vực khác. Ông đã nhiều lần yêu cầu phải cân đối quỹ đất ở từng dự án để đảm bảo bố trí TĐC, vậy mà nay đã gần hết tháng 5, mùa mưa gió sắp đến song các cơ quan chức năng vẫn cứ... khề khà.

Ông yêu cầu không chỉ quận Ngũ Hành Sơn mà tất cả các quận, huyện khác đều phải tổng rà soát công tác giải tỏa đền bù, bố trí đất và xây dựng hạ tầng các khu TĐC. Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng sẽ trực tiếp làm việc với từng quận để có hướng giải quyết vướng mắc cũng như xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.

"Đất TĐC của từng dự án phải được thể hiện rõ, không để tình trạng cứ giao hết đất cho các dự án, đến khi cần bố trí TĐC thì không còn đất. Quận nào để xảy ra thiếu đất TĐC thì quận đó phải chịu trách nhiệm. Dân của mình thì mình phải lo. Mình thừa biết nơi nào theo quy hoạch phải giải tỏa nên phải chuẩn bị quỹ đất để bố trí TĐC" - ông Thanh nói.

Phải hỏi dân có đồng ý không?

Lãnh đạo TP đã nhất trí điều chỉnh quy định trước đây UBND TP Đà Nẵng về việc các hộ giải tỏa không đủ diện tích đất để bố trí TĐC thì sẽ bố trí chung cư. Theo đó, các trường hợp tuy có diện tích đất giải tỏa không đủ theo quy định nhưng đã có sổ đỏ, có nhà cửa ổn định trên khu đất giải tỏa thì sẽ xem xét cấp đất TĐC "chứ không phải ai cũng dồn hết vô chung cư".

Về việc bố trí đất TĐC cho các hộ đồng bào dân tộc Cơtu ở các thôn Tà Lan, Giàn Bí (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) phải giải tỏa, di dời để xây dựng thủy điện Sông Nam - Sông Bắc, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Vũ Quang Hùng đề nghị bố trí vào khu TĐC hơn 8ha đã được phê duyệt quy hoạch ở ven đường 601. Tuy nhiên ông Nguyễn Bá Thanh yêu cầu phải đưa dân tới đó xem thực tế, hỏi họ có đồng ý không rồi mới tiến hành bố trí TĐC.

Trước mắt, ông yêu cầu UBND TP Đà Nẵng đến ngày 27/7 phải hoàn thành xây dựng hạ tầng và bố trí dứt điểm toàn bộ mấy trăm lô đất ở tại Hòa Phước cho các gia đình chính sách xây nhà. Thời gian qua các cơ quan hữu quan cứ thẩm định, thẩm tra mãi các hộ chính sách do Sở LĐ-TB-XH đề nghị, có hộ đã thẩm tra đến 3 lần mà vẫn chưa có đất. Đồng thời ông yêu cầu UBND TP phối hợp với Quân khu 5 trong năm 2012 giải quyết dứt điểm đất cho hơn 1.000 hộ gia đình sĩ quan quân đội chưa có nhà ở.

Dự kiến cuối tháng 5 đầu tháng 6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng sẽ tiếp tục có cuộc tiếp dân Cồn Dầu (quận Cẩm Lệ) phải giải tỏa để xây khu đô thị sinh thái Hòa Xuân. Trước mắt, ông yêu cầu quận này lập các đội xây dựng "xung kích" giúp các hộ neo đơn, khó khăn xây nhà, vì có nhiều hộ sau khi nhận đền bù thì chỉ ôm cục tiền mà không biết kêu thợ. Với các hộ đã được chính quyền hỗ trợ 20 triệu đồng nhưng vẫn chưa đủ tiền xây nhà thì lãnh đạo TP sẽ có hướng tiếp tục hỗ trợ, đảm bảo cho các hộ này có nhà ở.

HẢI CHÂU


Cận cảnh 'hàng nóng' Honda Dream Yuga giá 17 triệu đồng

Theo truyền thông Ấn Độ, Dream Yuga chỉ có giá 829 USD (44.642 Rupee hay tương đương 17.000.000 đồng). Dream Yuga 2012 là mẫu xe rẻ nhất trong gia đình Honda và nhắm vào đối tượng khách hàng có thu nhập thấp tại thị trường Ấn Độ, với hy vọng tăng gấp đôi thị phần vào cuối thập niên này.

Dream Yuga được trang bị động cơ bốn kỳ, hai van, dung tích 110 cc, làm mát bằng không khí và hộp số sàn bốn cấp. Xe có công suất 8,5 mã lực tại 7.500 vòng/phút, mô-men xoắn 8,91 Nm tại 5.500 vòng/phút.

Honda Dream Yuga 2012 có ba phiên bản. Bản thấp nhất có giá 44.642 Rupee, tương đương 829 USD. Phiên bản tầm trung có giá 46.134 Rupee, tương đương 853 USD và cao nhất là phiên bản 48.125 Rupee, tương đương 890 USD.


Cận cảnh 'hàng nóng' Honda Dream Yuga giá 17 triệu đồng
Honda Dream Yuga 2012 dự kiến sẽ có mặt tại các showroom trên khắp Ấn Độ từ tuần đầu tiên của tháng 6 tới.

Ngoài mức giá ấn tượng, Honda Dream Yuga 2012 còn có một sức hút rất lớn là mức tiêu thụ nhiên liệu rất hạn chế. Honda khẳng định, mẫu xe mới này chỉ tiêu tốn một lít xăng cho tổng quãng đường 72 km và với bình nhiên liệu 8 lít, chiếc xe có thể di chuyển hơn 550km cho một lần đổ đầy nhiên liệu.

Không chỉ vậy, Honda Dream Yuga 2012 chỉ có trọng lượng 108 kg và có 5 màu sắc bắt mắt cho khách hàng thoả mái lựa chọn.

Honda Dream Yuga 2012 dự kiến sẽ có mặt tại các showroom trên khắp Ấn Độ từ tuần đầu tiên của tháng 6/2012.

Dream Yuga 2012 được đánh giá là quân bài chiến lược mới giúp hãng xe Nhật Bản thâm nhập sâu hơn vào thị trường vốn rất nhạy cảm về giá và có mức tăng trưởng cao như Ấn Độ. Lượng tiêu thụ xe máy tại quốc gia này năm 2011 lên tới 10 triệu xe.

Theo baodatviet



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét