Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Tac trach qua

Co Phieu Tang Gia | nyc charter schools | quang ba web | cong ty lam seo | cong ty seo |

Lâu lắm rồi, nhân dân thủ đô và các tỉnh, thành lân cận ao ước được mắt thấy cây cầu mang tên Thanh Trì (HN) bắc qua sông Hồng, thông thương với cả nước... Cầu Thanh Trì đã hiện hữu và được mệnh danh là cây cầu "hoành tráng - lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của HN bắc qua:

Bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Theo thông số kỹ thuật, cầu Thanh Trì có trọng tải H30 - XB80, nghĩa là xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn, cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới 80 tấn là đạt điều kiện qua cầu. Cầu chính dài 3.084m với tổng chiều dài hơn 12.000m, rộng 33,10m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h. Với tầm vóc này, cầu Thanh Trì được kỳ vọng giải tỏa sức ép giao thông vốn đang đè nặng lên vai các nhà chức trách HN.

Cầu Thanh Trì được đưa vào sử dụng đầu năm 2007. Chưa biết tuổi thọ của cầu thế nào, nhưng bây giờ, dân đang thấy mặt cầu Thanh Trì kéo dài từ đường dẫn tiếp giáp đường Pháp Vân đến cuối Sài Đồng (Long Biên) đang bị lún sụt. Đoạn vượt qua sông Hồng khoảng 3km đang bị xuống cấp và là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông với những điểm lún xuất hiện dày đặc hai bên thành cầu; làn đường dành cho ôtô cũng bị lún hẳn xuống, tạo nên rãnh cao khoảng 10cm, rộng hơn 1m, chạy song song, trải dài nhiều kilômét, gây bất an cho người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông toàn tuyến cầu...

Sự cố cầu Thanh Trì lại nhắc nhớ đến những vết nứt kéo dài trên mặt cầu Thăng Long cách đây chưa lâu. Nguyên nhân đã đã được khẳng định là có yếu tố chủ quan. Quan chức Bộ GTVT cũng đã phải nhấn mạnh: Trước bất kỳ sự cố nào cũng không thể chỉ đổ lỗi cho khách quan! Và bài học được rút ra là khâu thẩm định, giám sát, thi công, tư vấn... chưa chuẩn. "Vết thương" cầu Thanh Trì có nguyên nhân khách quan hay chủ quan, mức độ thế nào, cơ quan chức năng chưa làm rõ. Nhưng thực tế những hỏng hóc đập vào mắt thì không thể phủ nhận các sai sót. Trong tương lai gần, Hà Nội sẽ còn có thêm một số cây cầu – gánh vác cả núi nhiệm vụ cho sự phát triển của thủ đô nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía bắc nói chung. Do đó, làm cầu mà để xuống cấp nhanh như vậy thì tắc trách quá!

Đỗ Lê Tảo


Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét