Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

PVC vua trung 826 trieu USD

Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho gói thầu thiết bị chính Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (tổng công suất hai tổ máy 1.200 MW), giá trị hợp đồng hơn 826 triệu USD đã được ký ngày 22/5 giữa Tổng thầu EPC là Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Liên danh nhà thầu Sojitz - Daelim (SDC). (SGGPO).- Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM vừa cho biết, kể từ ngày 1-6, tuyến xe buýt có trợ giá Công viên Đầm Sen - Bến xe An Sương (mã số 41) sẽ được điều chỉnh hoạt động trở lại lộ trình theo quy định do công trình thi công trên đường Hòa Bình đã hoàn tất. Dự án tràn lan, ồ ạt phân lô bán nền


Theo ông Vũ Đức Thuận, Tổng giám đốc PVC, đây là gói thầu quan trọng, là hạng mục chính để quyết định tiến độ xây dựng nhà máy. Gói thầu này  bao gồm các công việc cung cấp, mua sắm toàn bộ thiết bị khu lò hơi – tuabin, máy phát; thực hiện toàn bộ công tác thiết kế chi tiết cho phần xây dựng, kết cấu, cơ khí, điện và đo lường điều khiển trong phạm vi gói thiết bị chính; thiết kế xây dựng phần móng tuabin, máy phát; cung cấp các hướng dẫn và tư vấn kỹ thuật đối với công tác lắp đặt thiết bị và chạy thử do PVX và các nhà thầu phụ khác thực hiện.

PVC vừa 'trúng' 826 triệu USD
Lễ ký hợp đồng cung cấp thiết bị NM nhiệt điện Thái Bình 2.

Gói thầu cũng cung cấp các tài liệu hướng dẫn liên quan đến quá trình lắp đặt, thử nghiệm, chạy thử, vận hành cũng như công tác đào tạo nhân sự cho chủ đầu tư và các công việc khác theo yêu cầu. Thời gian thực hiện hợp đồng để đưa tổ máy 1 vào vận hành là 39 tháng và tổ máy 2 sau 45 tháng kể từ ngày ký hợp đồng. PVC sẽ phối hợp chặt chẽ với BQL dự án và Liên danh nhà thầu Sojitz-Dealim để đưa nhà máy vào vận hành đúng tiến độ.

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN làm chủ đầu tư, nằm trong Trung tâm Điện lực Thái Bình (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD, bao gồm hai tổ máy.

Mỗi năm nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 6,7 tỷ kWh, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội.

Là doanh nghiệp thành viên chủ chốt của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN, PVX đã và đang đảm nhiệm vai trò tổng thầu EPC nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia và ngành, trong đó có các Nhà máy nhiệt điện như Nhơn Trạch 2, Cà Mau, Vũng Áng 1, Quảng Trạch 1, Long Phú - Sông Hậu. Tuy nhiên, đây là dự án nhiệt điện chạy than lớn nhất, với kỹ thuật, công nghệ phức tạp nhất khu vực đồng bằng Bắc bộ do PVC đảm nhận vai trò tổng thầu EPC. Điều này chứng tỏ bước tiến vượt bậc của doanh nghiệp này.

Ngoài ra, đầu bến trên đường Hòa Bình (gần Công viên Đầm Sen) được di dời về bãi đậu xe Lạc Long Quân.

Theo đó, lộ trình mới sẽ được điều chỉnh như sau:

Lượt đi: Bãi đậu xe Lạc Long Quân - Tống Văn Trân - Lạc Long Quân - Hòa Bình - (Công viên Đầm Sen) - Hòa Bình - Lũy Bán Bích - Cây Keo - Tô Hiệu - Nguyễn Lý - Thạch Lam - Bình Long - Văn Cao - Tân Hương - Độc Lập - Tân Sơn Nhì - Gò Dầu - Cầu Xéo - Tân Kỳ Tân Quý - Lê Trọng Tấn - Tây Thạnh - Trường Chinh - Quốc lộ 22 (quay đầu tại Công ty Việt Hưng) - Bến xe An Sương.

Lượt về: Bến xe An Sương - Quốc lộ 22 - Trường Chinh - Tây Thạnh - Lê Trọng Tấn - Tân Kỳ Tân Quý - Cầu Xéo - Gò Dầu - Tân Sơn Nhì - Độc Lập - Tân Hương - Văn Cao - Bình Long - Thạch Lam - Nguyễn Lý - Tô Hiệu - Cây Keo - Lũy Bán Bích - Hòa Bình - (Công viên Đầm Sen) - Hòa Bình - Lạc Long Quân - Tống Văn Trân - Bãi đậu xe Lạc Long Quân.

Đ.Lý

Tang chung cu de tiet kiem dat

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Xây dựng, đến nay, trên phạm vi toàn quốc có khoảng 2500 dự án đang được triển khai và hàng trăm dự án được khởi công mới. Nhiều dự án hoàn thành hạ tầng kỹ thuật hoặc đủ điều kiện để bán đã tăng nguồn cung cho thị trường.

Trong đó, tại Hà Nội có khoảng trên 800 dự án (chiếm diện tích hơn 75.000 nghìn ha) và trên 50 dự án được triển khai tiếp do trước đó phải tạm dừng chờ quy hoạch.

TPHCM cũng có gần 1400 dự án (4.490 ha) đang triển khai và 76 dự án mới được phê duyệt; Hải Phòng có 260 dự án (2.600 ha); Đà Nẵng có trên 120 dự án (2.300 ha)…

Hàng loạt biệt thự xây thô bỏ hoang gây lãng phí đất (ảnh Việt Hưng)

Trong những năm qua, mỗi năm cả phát triển mới khoảng 80 triệu m2 sàn, như trong năm 2010 là 86,8 triệu m2 sàn. Tuy nhiên do dân số tăng nhanh nên nhà ở vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân.

Thực tế thời gian qua cho thấy, diện tích nhà ở phát triển nhanh nhưng chủ yếu là nhà phố, các dự án phân lô bán nền. Giải tỏa xong có đất sạch, các công ty kinh doanh địa ốc chỉ đầu tư sơ hạ tầng, cấm mốc phân lô bán. Cách làm này giúp dự án triển khai nhanh, chủ đầu tư sớm thu lợi nhuận đồng thời cũng giải quyết được nhu cầu khát hàng của các nhà đầu tư trong những cơn sốt đất trước đây. Tuy nhiên nay nhìn lại, hàng loạt dự án hạ tầng dở dang hoặc đang xuống cấp, nhà đầu tư mua xong rồi để đất hoang, lãng phí…

Hàng loạt dự án tại các đô thị lớn đã được giao đất theo hình thức này. Nghị định 181 hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực từ 1/7/2004) đã chấm dứt tình trạng phân lô bán nền tại các khu đô thị.

Tuy nhiên, sau đó, các chủ đầu tư lại để xảy ra tình trạng bán nhà xây thô và chưa đưa vào sử dụng. Việc này cũng cho thấy sự lãng phí đất trên thực tế chưa được giải quyết tận gốc.

Tăng nhà chung cư

Sau đợt kiểm tra tình hình sử dụng nhà ở tại 18 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội, Bộ Xây dựng đã chỉ ra rằng tỷ lệ nhà ở là biệt thự, liền kề được đưa vào sử dụng trong nhiều dự án nói trên đạt thấp.

Cụ thể là trong khi các căn hộ nhà chung cư cao tầng có tỷ lệ đưa vào sử dụng đạt xấp xỉ 100%, thì tỷ lệ nhà ở liên kế đưa vào sử dụng đạt 80% và tỷ lệ nhà biệt thự đưa vào sử dụng mới đạt 58%.

Phát triển chung cư cần phải bảo đảm hạ tầng đồng bộ (ảnh minh họa)

Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ, việc còn nhiều nhà biệt thự, liền kề chưa đưa vào khai thác sử dụng là do cơ cấu nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở chưa hợp lý, nhiều dự án nhà thấp tầng, biệt thự chiếm tỷ lệ lớn, trong khi nhà ở chung cư cao tầng có tỷ lệ thấp.

Điển hình, tại hai TP lớn trên cả nước là Hà Nội và TP.HCM hiện tại tỷ lệ nhà ở chung cư vẫn còn thấp. Trong đó, TP.HCM tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 7% trong tổng số nhà ở tại TP, Hà Nội thì khá hơn với khoảng 14%. Đây là một con số quá thấp so với các nước khác trên thế giới.

Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển nhà ở, Bộ Xây dựng đã đề xuất sẽ tăng tỷ lệ nhà ở chung cư tại Hà Nội, TP.HCM lên nhiều hơn so với hiện nay. Hai thành phố này phải có tỷ lệ nhà chung cư trên 80% trong các dự án phát triển nhà ở.

Tất nhiên, việc tăng tỷ lệ nhà chung cư cao tầng cũng phải kèm phát triển quy mô diện tích căn hộ đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó cần phải cân đối các loại hình nhà chung cư, giữa chung cư cao cấp, bình dân và thu nhập thấp cũng như căn hộ cho thuê…

Đây là giải pháp cần thiết nhằm tiết kiệm quỹ đất và tăng thêm quỹ nhà ở, đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Nhưng các chuyên gia lưu ý thêm: việc phát triển nhà ở chung cư cần phải cân đối, tránh gây áp lực về hạ tầng khu vực như đường xá, điện, nước, trường học, bệnh viên…. Bởi đây cũng là vấn đề gây nhức nhối trong nhiều khu vực của thành phố lớn hiện nay.

Lan Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét