Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Xem cong nghe xay cau mot dem o Thu do

- Những hình ảnh thi công hối hả trên hai cây cầu không kể ngày đêm qua ống kính VietNamNet. (NDHMoney) Khoảng sân nhỏ trong nhà là nơi liên kết không gian bên ngoài và cũng là nơi thư giãn hay tiếp khách thoáng đãng, thân mật. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có một khoảng sân tuyệt vừa trong ngôi nhà của mình. TT - Hôm nay (21-3), đoàn công tác Cục Kiểm định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) và chính quyền tỉnh Quảng Nam sẽ chính thức khảo sát, đánh giá, kiểm định lại công trình thủy điện Sông Tranh 2.

Để giảm ùn tắc tại những nút giao có mật độ giao thông thông lớn, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Sở GTVT và các đơn vị liên quan xây dựng cầu vượt lắp ghép cho phương tiện cơ giới đường bộ có trọng tải nhẹ từ 3 tấn trở xuống như: xe du lịch, taxi, mô tô, xe gắn máy... trên các trục hướng tâm. Hai chiếc cầu vượt lắp ghép sẽ được thông xe vào 1/5/2012.

Ngày 20/10, Sở GTVT Hà Nội đã làm việc với các bên liên quan bàn về việc xây dựng cầu lắp ghép tại 2 nút giao đường Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Láng Hạ, nút giao Thái Hà - Chùa Bộc - Tây Sơn.

Theo tính toán của Đại học Giao thông vận tải, cầu vượt lắp ghép chỉ mất 4 tháng là có thể đưa vào sử dụng trong khoảng 10-15 năm.

Cũng theo nhóm nghiên cứu Đại học GTVT, 2 cầu lắp ghép này sẽ đặt theo trục hướng tâm. Theo đó, tại nút giao Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Láng Hạ sẽ ưu tiên làm cầu theo đường Láng Hạ.

Tại tại nút Thái Hà - Chùa Bộc - Tây Sơn, cầu sẽ chạy theo hướng đường Tây Sơn. Cầu có mắt cắt ngang 12m, bề mặt đổ bê tông liên hợp, chi phí khoảng 150-189 tỉ đồng/cầu.

Trao đổi với VietNamNet, ông Vũ Hồng Phương - Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long cho biết: Nhịp cầu bằng thép được sản xuất trên công nghệ dây truyền của Pháp.

Ông Phương cũng cho biết thêm: Công nghệ xây, lắp cầu với 4 ưu điểm như; Giá thành rẻ; Thi công nhanh; Tháo dỡ thuận lợi; Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn và dễ điều chỉnh theo quy hoạch giao thông đô thị.

'Hai cầu vượt nói trên sẽ được thông xe vào ngày Quốc tế Lao động 1/5/2012' – ông Phương chia sẻ với VietNamNet.

Những người thi công cầu vượt nói vui là "công nghệ cầu... một đêm". Vì mỗi đêm thi công xong một nhịp cầu.

Những hình ảnh thi công hối hả trên hai cây cầu không kể ngày đêm qua ống kính VietNamNet

Những nhịp cầu được sản xuất bằng thép

Tiến hành lắp đặt vào ban đêm, để tránh ùn tắc đều có sự điều tiết phân làn của TTGT và CSGT

Những người thi công cầu vượt nói vui là "công nghệ cầu... một đêm". Vì mỗi đêm thi công xong một nhịp cầu. Trong ảnh là cán bộ TTGT trực phân làn khi tiến hành lắp ghép 1 nhịp cầu vượt Tây Sơn

Mỗi nhịp cầu được ghép lại bằng 4 thanh thép sản xuất sẵn từ xưởng.

Mỗi nhịp cầu dài 24m, mặt cắt ngang 12m, nặng 28 tấn

Các kỹ sư tiến hành lắp ghép cầu trong đêm

Sự chính xác từng cm

Để lai dắt được nhịp cầu từ xưởng sản xuất đến địa điểm thi công cần 2 xe tải chuyên dụng (một xe đẩy, 1 xe kéo) dưới sự dẫn đường của CSGT và TTGT

Hai xe cẩu hai đầu khi tiến hành lắp ghép mỗi nhịp cầu

Mỗi một nhịp cầu được lắp ghép hoàn tất trong khoảng 2 giờ đồng hồ

Mẻ bê tông đầu tiên trên cây cầu vượt Láng Hạ

Để về đích trước 1 tháng, cán bộ, công nhân Công ty cổ phần cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long thi công cả ngày lẫn đêm.
P.Trần

Để có một không gian mở trong nhà với thiết kế đơn giản không cầu kỳ, bạn hãy xem xét khu vực hành lang, nơi tiếp khách để làm thêm một khoảng sân nhỏ và trồng cây xanh hay những loại hoa mà bạn yêu thích. Thế là ta đã có một không gian thoáng mát, và cả gia đình sẽ có cảm giác như mình đang được hòa nhập với thiên nhiên.

Khoảng sân được thiết kế đơn giản với sỏi trắng và một cây xanh trồng giữa sân đã tạo được một không gian thanh bình, và là nơi tuyệt vừa cho chủ và khách thư giãn.


Vụ xì nước đập thủy điện Sông Tranh 2:

Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực VN khảo sát nơi bờ đập thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ nước - Ảnh: Tấn Vũ

Trước đó, sáng 20-3, hàng loạt chuyên gia đầu ngành về thủy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do ông Trần Văn Được, phó tổng giám đốc EVN, dẫn đầu đã tức tốc từ Hà Nội vào Quảng Nam để thị sát công trình thủy điện Sông Tranh 2 và họp khẩn cấp tại ban điều hành nhà máy gần bờ đập nhằm tìm phương án khắc phục.

Sau khi kiểm tra hàng loạt vết rò rỉ nước và nhìn lượng nước chảy từ nhiều vị trí khác nhau trên thân đập, đoàn chuyên gia đã đi thẳng vào trong thân đập theo một đường hầm để kiểm tra các kết cấu bêtông bên trong. Buổi kiểm tra kéo dài khoảng 30 phút trước khi cuộc họp bắt đầu.

Theo ông Trần Văn Được, hiện chủ đầu tư đang cho xử lý bằng cách khoan thu gom nước về hành lang thu nước. Trong khi đó bên ngoài bờ đập vẫn tìm cách giảm tối đa lượng nước rò rỉ.

"Chúng tôi đang cho kiểm tra tất cả hố thu nước xuống hành lang có bị tắc nghẽn hay không. Nếu tắc thì phải thông, nếu không tắc chúng tôi phải xử lý bổ sung. Chúng tôi khẳng định lượng nước tràn qua vẫn trong ngưỡng cho phép nhưng dù sao đơn vị thi công vẫn cho xử lý khoan, phụt để giảm thiểu tối đa lượng nước rò rỉ" - ông Được nói.

Khi được hỏi "theo các chuyên gia thì đường hành lang thu nước phải nằm ở vị trí 1/3 phía trên bờ đập, còn 2/3 thân đập phía dưới phải đảm bảo khô ráo, nhưng thủy điện Sông Tranh 2 thì đang bị tuôn nước, liệu có vấn đề gì ở đây không?", ông Được trả lời: "Cái đó chúng tôi sẽ nghiên cứu sau! Cái đó chưa rõ trong thiết kế, cần phải xem rõ trong sơ đồ".

Khi được hỏi các khe nhiệt đều được lắp các van omega để ngăn nước nhưng tại sao nước vẫn tràn trong trường hợp này, ông Được cho hay trong con đập này vẫn có những van Omega như vậy: "Đấy là vấn đề thi công. Sau này thi công sẽ áp dụng các vấn đề cần thiết để xử lý".

Về thông tin phản ánh trên báo chí, ông Được cho rằng: "Vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi về kỹ thuật nên nếu báo chí đưa lên hết thì phản tác dụng! Chúng tôi sẽ bàn kỹ các phương án và trao đổi với báo chí sau. Chúng tôi khẳng định không có vấn đề nhưng vẫn tìm phương án xử lý... Bước 1, chúng tôi vẫn phải khoan xử lý nước thấm gom về hành lang, nhưng nếu không được thì tiếp theo bước 2 là phun phụt bêtông áp lực chống thấm thêm".

Trong khi đó, ông Trần Văn Hải, trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3, khẳng định việc rò rỉ nước là chuyện bình thường. Ông Hải không tiết lộ nội dung cuộc họp về cách xử lý đập của các chuyên gia. Khi được hỏi tại sao các khe nhiệt lại có dạng nứt kiểu chân chim với dấu vết rất mới, mà không thẳng theo ý đồ nhà thiết kế, ông Hải cho rằng: "Chúng tôi chưa biết nó là cái gì cả, bây giờ chúng tôi chỉ biết nó như thế. Công trình vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chúng tôi làm để công trình tốt hơn lên. Hàng loạt công trình cũng thấm lưu lượng cỡ như thế này là bình thường".

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 20-3, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết đã trao đổi với lãnh đạo EVN về các vấn đề kỹ thuật liên quan và EVN hứa sẽ kiểm tra lại vấn đề này.

TẤN VŨ - TRƯỜNG TRUNG


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét