Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

Bo GTVT len tieng giai thich ve Quy bao tri duong bo

Nỗi lo suy giảm của ngành công nghiệp ôtô, xe máy ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua những con số thống kê. Tình trạng độc chiếm thị trường lốp xe Radial của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gần như chấm dứt từ tháng 9.2003, khi Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) tung ra sản phẩm lốp xe Radial bán thép, chất lượng tương đương nhưng giá chỉ bằng 80%. Thời gian gần đây, một người anh em cùng họ Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) của Casumina là Công ty Cao su Đà Nẵng (DRC), cũng chuyển hướng đầu tư lốp xe Radial (loại toàn thép). Theo dự kiến, trong 2-3 năm tới, cả hai sẽ tung ra thị trường khoảng 2 triệu lốp/năm. Theo Công ty Cao su Đà Nẵng, mỗi năm lốp xe Radial có thể mang lại cho họ gần 2.500 tỉ đồng doanh thu. Nỗi lo suy giảm của ngành công nghiệp ôtô, xe máy ngày càng thể hiện rõ nét hơn qua những con số thống kê.

(VTC News) - Xung quanh các vấn đề đang được dư luận quan tâm về Quỹ bảo trì đường bộ, nhiều câu hỏi thắc mắc của người dân đã được gửi về Bộ Giao thông vận tải và bộ này đã có văn bản trả lời. Chúng tôi xin trích đăng một số câu hỏi của người dân và ý kiến trả lời của đại diện Bộ Giao thông vận tải về vấn đề này.

Bộ trưởng Thăng: Chưa thu phí xe trong năm nay

- Tại sao phải thành lập Quỹ bảo trì đường bộ?

Đường bộ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Trong quá trình khai thác, sử dụng, đường bộ cần phải được bảo trì theo yêu cầu kỹ thuật.

Trong những năm qua, Chính phủ cũng đã quan tâm bố trí vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tuy nhiên nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng được khoảng gần 40% nhu cầu quản lý bảo trì đối với hệ thống quốc lộ, và khoảng 20-30% nhu cầu với hệ thống đường bộ địa phương.

Trong điều kiện vốn ngân sách không thể đáp ứng đủ nhu cầu bảo dưỡng, duy trì chất lượng hệ thống đường sá, người sử dụng đường bộ cần chung tay đóng góp, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.

Bộ GTVT cho rằng, hiện nay ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu bảo trì đường bộ, nên cần sự đóng góp của người sử hụng đường bộ. Ảnh Internet.

- Ai sẽ phải nộp khoản phí này?

Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Nghị định số 18/2012 gồm ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là xe ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô).

Người nộp phí là chủ sở hữu hoặc người sử dụng phương tiện.

- Phương thức thu phí sử dụng đường bộ sẽ được quy định ra sao?

Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2012 quy định phương thức thu, nộp phí sử dụng đường bộ như sau:

Đối với xe ô tô đăng ký trong nước: Giao các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thu trực tiếp theo đầu phương tiện khi kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Đối với xe ô tô đăng ký nước ngoài tạm nhập lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam: Giao các Trạm quản lý vận tải cửa khẩu thuộc các Sở Giao thông vận tải thu khi phương tiện làm thủ tục nhập cảnh.

Đối với xe mô tô: Giao UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để UBND xã, phường thu phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô đảm bảo đơn giản, thuận tiện, tránh thất thoát.

- Mức phí được quy định cụ thể như thế nào?

Theo Đề án thành lập Quỹ bảo trì đường bộ, dự kiến mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe ô tô từ 180.000 đến 1.440.000 đồng/tháng (tùy theo tải trọng của xe, xe có tải trọng càng nặng, mức thu càng lớn);

Mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe xe mô tô từ 80.000 đến 225.000 đồng/năm (tùy theo dung tích xy lanh của xe, xe có dung tích xy lanh càng lớn, mức thu càng cao).

Phí sử dụng đường bộ thu được từ mô tô tại địa phương nào bổ sung vào Quỹ của địa phương đó. Phí sử dụng đường bộ thu được từ ô tô phân chia cho Quỹ trung ương 65%, cho các Quỹ địa phương 35%.

- Phương án thu phí qua đầu phương tiện sẽ là không công bằng khi xe đi ít vẫn phải đóng nhiều, mà xe đi nhiều như taxi, xe khách cũng đóng cùng một mức như xe gia đình?

Phương thức thu phí nào cũng có những tồn tại nhất định của nó. Thu theo đầu phương tiện có thể chưa phản ánh chính xác tuyệt đối việc người sử dụng phương tiện nhiều, ít. Phương tiện kinh doanh có thể sử dụng đường nhiều hơn phương tiện phục vụ gia đình.

Tuy nhiên, với hạ tầng như hiện nay chúng ta chưa thể đầu tư công nghệ thu phí hiện đại không dừng, người dân trả phí tự động qua tài khoản hoặc thẻ, cũng không muốn lập thêm trạm thu phí sẽ gây tốn kém, ùn tắc thì phương án thu phí bình quân đầu phương tiện hàng năm là sự lựa chọn phù hợp.

Sau khi thực hiện thu phí bảo trì đường bộ, các trạm thu phí nộp ngân sách sẽ được bỏ, nhưng các trạm BOT sẽ vẫn tiếp tục duy trì. Ảnh NLĐO.

Các tin cùng chủ đề

Suc mua oto, xe may giam manh



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý 1/2012, ước tính tổng lượng ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ đạt 15.200 chiếc. Trong đó, lượng xe chở khách (bao gồm ôtô con và xe bus) đạt 11.800 chiếc, lượng xe tải đạt 3.400 chiếc, giảm lần lượt 16,5% và 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính riêng trong tháng 3, lượng xe chở khách sản xuất trong nước đạt 4.000 chiếc, giảm 18,7% so với cùng kỳ; còn lượng xe tải đạt 1.300 chiếc, giảm 22,4%.

Nếu chỉ xét ở sản lượng sản xuất thì tình hình của ngành công nghiệp xe máy có sáng sủa hơn. Cụ thể ba tháng đầu năm, lượng xe máy sản xuất trong nước đạt trên 1,03 triệu chiếc, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng xe máy xuất xưởng trong tháng 3 đạt 408.600 chiếc, tăng 32,6% so với cùng kỳ 2011.

Khác các kỳ trước, lần này cơ quan phụ trách công tác thống kê không tách riêng ngành ôtô và xe máy khi tính toán các chỉ số mà gộp chung thành công nghiệp sản xuất xe có động cơ.

Theo đó, chỉ số tồn kho của ngành này tại thời điểm ngày 1/3 năm nay tăng đến 38,7%, trong khi chỉ số tiêu thụ chỉ tăng ở mức 4,9% (chỉ số này của năm 2011 so với năm 2010 ở mức rất cao là 138,7%).

Tất nhiên, theo logic thì khi hàng hóa bán chậm sẽ kéo theo tồn kho tăng. Nhưng nỗi lo đối với ngành công nghiệp ôtô, xe máy thể hiện ở chỗ khi xếp logic đó bên cạnh chỉ số sản xuất.

Đáng chú ý, báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê đã nhấn mạnh đến hiện tượng "giảm liên tục qua các tháng" gần đây của chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp sản xuất xe có động cơ.

Rõ ràng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi, lãi suất cho vay ở mức cao cộng với việc khó tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người tiêu dùng… đã đẩy công nghiệp ôtô, xe máy nói riêng và nhiều ngành kinh tế khác nói chung vào khó khăn.

Đặc biệt là với ngành công nghiệp ôtô. Ngoài những khó khăn chung thì sản phẩm này còn chịu thêm những bất lợi khác từ chính sách thuế. "Nút thắt" chính là việc lệ phí trước bạ bắt đầu tăng mạnh ngay từ ngày đầu tiên của năm tại hai thị trường lớn nhất cả nước, cụ thể tại Hà Nội tăng từ 12% lên 20% còn Tp.HCM tăng từ 10% lên 15%.

Chưa hết, việc Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân ở mức khá cao (20 - 50 triệu đồng/ôtô/năm) vào ngày cuối cùng năm ngoái, dù đến thời điểm này vẫn đang ở dạng đề xuất, đã khiến thị trường ôtô càng thêm ảm đạm.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay tại hệ thống ngân hàng, qua đó đem đến những tín hiệu mừng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng,

Van lac quan du cung vuot cau

Thị trường lớn

Với ưu điểm bền, nhẹ, độ an toàn cao khi chạy xe với tốc độ nhanh và ít sinh nhiệt trên đường, xu hướng "Radial hóa" trong lĩnh vực lốp xe đang lan rộng. Tại Mỹ, Nhật hay Pháp, 100% nhà sản xuất lốp xe đang chuyển hẳn qua sản xuất lốp Radial. Tại châu Á, tỉ lệ này cũng khá cao, chẳng hạn Malaysia là 90%, Trung Quốc 50%. (theo số liệu từ Casumina).

Ở Việt Nam, tỉ lệ này chỉ khoảng 10% nhưng trong 20 năm tới sẽ là 100%, nếu tốc độ tăng trưởng bình quân 12-15%/năm. Riêng trong năm 2010, thị trường có nhu cầu khoảng 2 triệu lốp xe, trong đó ôtô con, ôtô tải nhẹ, ôtô du lịch chiếm 75%.

Ông Đỗ Khắc Linh, Giám đốc Kinh doanh của Công ty Thế Giới Lốp Xe (Hà Nội), cho biết mỗi tháng, Công ty tiêu thụ hơn 15.000 lốp Radial các loại, chủ yếu của Thái Lan, Hàn Quốc và Pháp. Giá sản phẩm nhập khẩu thường gấp đôi hàng nội. Ví dụ, lốp ôtô du lịch 16 chỗ cỡ 700-16 (phân theo cấu tạo của lốp), nếu của Casumina giá khoảng 2,2-2,3 triệu đồng/lốp thì của Hãng Michelin (Pháp) có giá gần 4 triệu đồng/lốp.

Tuy nhu cầu tiêu thụ mỗi năm được dự báo vào khoảng 1-1,2 triệu lốp/năm song con số thực tế năm 2010 chỉ gần 1 triệu. Ông Tae Sung Kim, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lốp xe Kumho Việt Nam, cho biết, năm 2011, Kumho sẽ nâng công suất năm từ 3,2 triệu chiếc lên 6,4 triệu chiếc. Trong khi mức tiêu thụ tại Việt Nam chỉ khoảng 300.000 chiếc/năm.

Như vậy, ở thị trường nội địa cung sẽ vượt cầu nếu 2-3 năm tới, Casumina và Cao su Đà Nẵng cho ra thị trường khoảng 2 triệu lốp/năm, đó là chưa kể tới hàng triệu chiếc lốp nhập khẩu.

Ông Linh cho biết, Trung Quốc có năng lực sản xuất lốp Radial lớn và đang làm mưa làm gió trên thị trường thế giới. Từ năm 2006, sản lượng lốp Radial của Trung Quốc đã là 178,6 triệu chiếc với 63,7% thị phần. Không chỉ qua nhập khẩu, làn sóng lốp Radial Trung Quốc còn theo các hãng sản xuất chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, sau khi nước này bị Mỹ áp thuế nhập khẩu tới 35%. Do đó, Casumina và Cao su Đà Nẵng không những cạnh tranh lẫn nhau mà còn phải đối mặt với hàng Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét